[RECAP] Coffee Talk “Java – Ngôi sao hết thời?”: Java liệu có đang “chết” dần?

Sự kiện Coffee Talk “Java – Ngôi sao hết thời?” đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 17/09/2022 với hai anh speaker đến từ CMC Global: anh Phan Tích Hoàng (DU3.11) và anh Nguyễn Thế Hưng (DU1.3) cùng hơn 40 người tham dự tại Trung tâm Đổi mới và sáng tạo quốc gia – NIC.

Coffee Talk Java – Ngôi sao hết thời? là sự kiện thuộc Java Show 2022 – D án tuyển dụng Java Developer lớn nhất lịch sử CMC Global. Chương trình bao gồm chia sẻ từ 02 khách mời vui tính và giàu kinh nghiệm, cùng các hoạt động tương tác thú vị như game Kahoot, hỏi đáp với diễn giả và thưởng thức tiệc tea break. Chương trình đã đem đến những kiến thức bổ ích, góc nhìn mới mẻ và giải đáp thắc mắc xoay quanh câu chuyện “làm nghề”, từ đó giúp các bạn thêm tự tin sẵn sàng chinh phục thử thách với lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Không gian tiệc trà ấm cúng tại Trung tâm Đổi mới và sáng tạo quốc gia – NIC 
Không gian tiệc trà ấm cúng tại Trung tâm Đổi mới và sáng tạo quốc gia – NIC

? CÙNG ĐIỂM QUA NỘI DUNG CHÍNH VÀ CHIA SẺ CỦA HAI DIỄN GIẢ NHÉ! 

Phần I: Bàn luận về ngôn ngữ Java 

1. Ngôn ngữ Java đang chết dần?

Anh Nguyễn Thế Hưng: Theo ý kiến mình, đứng trước sự ra đời của nhiều công nghệ và ngôn ngữ lập trình mới, Java đang dần đánh mất vị trí dẫn đầu! Những ngôn ngữ mới xuất hiện được cải tiến tối ưu hơn như Golang, Rust,… dần thay thế và “soán ngôi vương” của “anh cả” Java. 

Anh Phan Tích Hoàng: Lần đầu làm quen với Java từ những năm 1997, mình bị thu hút bởi những triết lý mới của ngôn ngữ này. Theo mình, ưu điểm lớn nhất của Java là tính ổn định nhưng nếu làm cùng một công việc, Java phải đòi hỏi nhiều dòng code hơn. Điều này chính là bất lợi của Java so với các ngôn ngữ khác.

2. Nguyên nhân Java trở nên lỗi thời

Anh Nguyễn Thế Hưng: Ngôn ngữ lập trình mới xuất hiện có phần nào “thắng thế” Java, tuy nhiên từ kinh nghiệm thực tế làm với các dự án của anh, nhiều sản phẩm công nghệ hiện tại vẫn đang sử dụng Java. Nguyên nhân là bởi những dự án vốn đã phát triển bằng Java từ thưở “khai sinh lập địa” rất khó để chuyển sang hoàn toàn một ngôn ngữ mới, một công nghệ mới. Còn với những dự án bắt đầu xây dựng, có rất nhiều lý do để đội ngũ phát triển quyết định chọn Java làm ngôn ngữ chính. Thứ nhất, Java vẫn đang thực hiện tốt “sứ mệnh” đáp ứng phù hợp bài toán doanh nghiệp đưa ra. Thứ hai, đội ngũ lập trình viên Java (Java Developer) rất đông đảo trên thị trường nhân sự. Nhiều SA hay CTO có kinh nghiệm lâu năm “gắn bó” với Java, họ sẽ tiếp tục lựa chọn ngôn ngữ này thay vì mạo hiểm chọn những công nghệ mới chưa có nhiều kinh nghiệm. 

Coffee Talk “Java - Ngôi sao hết thời?”
Anh Nguyễn Thế Hưng: “Ngôn ngữ Java dễ tiếp cận nhưng không dễ trở thành “Java Master” trong “một sớm một chiều””.

3. Ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ Java

Anh Nguyễn Thế Hưng: Theo mình, ngôn ngữ Java dễ tiếp cận đối với người mới bắt đầu vào lập trình, Tuy nhiên, dễ tiếp cận không có nghĩa bạn sớm trở thành “Java Master” trong “một sớm một chiều”. Java là ngôn ngữ phổ thông được giảng dạy ph biến tại các trường đại học, trung tâm đào tạo công nghệ. Học liệu, tài nguyên học Java vô cùng đa dạng trên cả nền tảng miễn phí và trả phí. Từ đó giúp các bạn có nhu cầu tìm hiểu dễ dàng học hỏi và tiếp cận kiến thức mới dễ dàng hơn. “Người làm nghề” Java cũng rất đông đảo, các bạn dễ dàng được giải đáp, trả lời khúc mắc từ những anh chị senior chuyên môn, am hiểu trên các trang cộng đồng chia sẻ thông tin. 

Anh Phan Tích Hoàng: Bởi mức phổ biến của Java, các sản phẩm viết bằng Java luôn có sẵn với chi phí tối ưu, giúp cho việc phát triển phần mềm nhanh hơn. Có thể kể tới các sản phẩm của Atlassian, Spring, Oracle,… 

 

KAHOOT TIME: PLAY TO LEARN! 

Tiếp nối chương trình, các bạn tham dự Coffee Talk có cơ hội tham gia game Kahoot vô cùng thú vị và gay cấn. Ba phần quà giá trị từ CMC Global được trao tận tay Top 03 người chơi có số điểm cao nhất. Bên cạnh những giây phút tranh tài vui nhộn, các bạn tham dự đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về Java và ứng dụng thực tế của Java. 

Coffee Talk “Java - Ngôi sao hết thời?”
Top 03 người chơi game Kahoot có điểm số cao nhất nhận được phần quá giá trị từ CMC Global

 

Phần II: Java và sự chuyển mình cùng Reactive Programming và Spring Webflux

1. Sự thay đổi của từng phiên bản Java. Điểm tối ưu với những phiên bản mới.

Anh Phan Tích Hoàng: Trước kia nếu Sun mất ba năm release một phiên bản thì nay Oracle rất nhạy bén với xu hướng release sản phẩm nhanh (một năm hai phiên bản và ba năm một phiên bản LTS). Xét về diện rộng, cộng đồng Java, libs, tool đang có nhiều cải tiến tối ưu hơn. Spring boot loại bỏ những thứ rườm rà của Spring MVC (khai báo manifest quá nhiều), hay Webflux hỗ trợ cách viết reactive programming (giúp làm async tốt hơn, dữ liệu được stream liên tục và liền mạch). Xét về diện hẹp, Java 8 ra đời với cải biến hỗ trợ Stream API (Functional programming), Async/Await. Java 9 dự kiến ra mắt cuối tháng 9 hứa hẹn nhiều tính năng hấp dẫn. 

2. Lý do nên học Spring Webflux

Anh Phan Tích Hoàng: Tùy từng bài toán cụ thể khi lựa chọn Firmware, công nghệ Webflux hay Spring boot, reactive hay thông thường… Sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng khi áp dụng vào một trường hợp cụ thể. Học cái mới, đồng thời nắm chắc tư duy kiến thức cơ bản giúp bạn có “tầm nhìn” của một software engineer hiện đại, “make it happen” mọi yêu cầu của khách hàng và “make world class software”, không bám theo lối mòn với một ngôn ngữ hay công nghệ cố định nào và còn có thể sáng tạo ra những phương thức, cải tiến mới. 

Coffee Talk “Java - Ngôi sao hết thời?”
Anh Phan Tích Hoàng: “Học cái mới, đồng thời nắm chắc kiến thức cơ bản giúp bạn có “tầm nhìn” của một software engineer hiện đại”.

3. Sự khác nhau giữa Spring và Spring Webflux

Anh Phan Tích Hoàng: Spring Webflux là một trong những công cụ phát triển web mới được ra đời từ Spring 5, hỗ trợ việc xây dựng ứng dụng web theo chuẩn mới – Reactive. Spring Webflux không yêu cầu tạo nhiều thread pool. Thông thường với 1000 request mình cần 1000 thread để đáp ứng, còn công nghệ Reactive chỉ cần 10 thread, sau đó tiếp nhận request và tiếp tục forward sang đội lập trình xử lý. Đây chính là mô hình event driven, non-blocking trong công nghệ thông tin. Cách viết code và tư duy của Spring Webflux cũng mạch lạc và dễ viết hơn so với những phiên bản trước. 

 

Phần III: Cơ hội phát triển với nghề Java Developer 

Anh Nguyễn Thế Hưng: Nói về tương lai thì mình không dám chắc điều gì, nhưng hiện tại Java vẫn có nhiều “đất dụng võ” trong thị trường sản xuất phần mềm. Bản thân mình đã từng suy nghĩ về tương lai khi làm Java developer: Nên đi theo hướng nào? Cơ hội phát triển con đường sự nghiệp ra sao? Đến hiện tại mình nhận ra rằng, thay vì mất thời gian vào việc suy nghĩ tương lai, chúng ta hãy bắt tay vào việc tạo ra tương lai cho chính bản thân mình bằng cách trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng. Luôn đặt tư tưởng mình là một kỹ sư phần mềm, không chỉ đơn thuần là một Java Developer hay tự thu hẹp, hạn chế mình trong một ngôn ngữ lập trình nào. Hãy thoát khỏi vùng an toàn, nắm chắc những kiến thức nền tảng như ngoại ngữ, tư duy logic… cộng thêm niềm đam mê và sự cầu thị trong công việc, mình tin chắc rằng khi gặp những công việc phụ thuộc vào ngôn ngữ lập trình hay công nghệ mới, các bạn đều có thể tiếp cận hòa nhập và hoàn thành tốt. 

Phần IV: Q&A 

Coffee Talk “Java - Ngôi sao hết thời?”
Anh Phan Tích Hoàng giải đáp thắc mắc về vị trí Back-end trong phần Q&A

Mình muốn học thêm về Back-end nhưng chưa biết nên bắt đầu từ đâu và lộ trình phát triển của vị trí này? 

Anh Phan Tích Hoàng: Nếu bạn đang làm Front-end và muốn học thêm về Back-end, bạn cần phân biệt rõ nếu Front-end chỉ ảnh hưởng một thì Back-end ảnh hưởng mười. Trước tiên, bạn nên theo học một khóa cơ bản về ngôn ngữ Java, về lưu trữ cơ sở dữ liệu. Bạn có thể bắt đầu bằng viết libs cơ bản. Sau đó, tiếp tục học Firmware cơ bản như Spring boots và học cách cải tiến (nên sử dụng đồng thời nhiều libs như mockito, lombok, thymleaf,…). Ngoài ra, bạn có thể tự học cách đọc source của lib khi gặp vấn đề, học cách đọc code, nhất là open source,… 

Anh Nguyễn Thế Hưng: Có câu nói rằng: “Làm một việc trong 10,000 giờ thì mới thành thạo”. Làm cách nào để những bạn mới ra trường vượt qua tâm lý, áp lực ban đầu? 

Mình đồng ý rằng để thành thạo một kỹ năng nào đó, bạn cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức. Từ thực tế của mình, các dự án phần mềm đều tạo điều kiện đào tạo thông qua on-job-training. Các bạn freshers thường có tâm lý lo lắng, không biết với kỹ năng, kinh nghiệm cá nhân có phù hợp và thỏa mãn được công việc dự án giao phó hay không. Lời khuyên của mình dành cho các bạn là hãy bình tĩnh, luôn đặt niềm tin vào bản thân. Nếu tâm lý không vững vàng, không có sự tự tin thì xử lý công việc sẽ không đạt được hiệu quả cao. Về phía công ty, tổ chức khi đưa ra quyết định tuyển dụng, đều đã có sự đánh giá, sàng lọc nhất định. Mình tin mỗi cá nhân có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, trong quá trình làm việc các bạn chỉ cần tìm ra, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu và một thời gian sau nhìn lại, các bạn sẽ thấy tự hào về bản thân mình. 

Coffee Talk “Java - Ngôi sao hết thời?”
Cuốn Bách khoa toàn thư của mọi Java Developer – ????????? ???? (?????? ?????) dành tặng các bạn tham dự Coffee Talk

 

Coffee Talk “Java - Ngôi sao hết thời?”
Chương trình Coffee Talk kết thúc với nhiều niềm vui và kỷ niệm với hai anh speaker và các bạn tham dự

Kết thúc buổi trò chuyện cùng những ly café ngọt ngào, mỗi người đều có câu trả lời cho riêng mình nhưng tất cả cùng đồng ý rằng: NGÔN NGỮ JAVA CHƯA BAO GIỜ HẠ NHIỆT?. Các developer cần nắm vững nền tảng, chủ động học tập, tiếp thu kiến thức mới để từ đó t thích nghi với những biến động xung quanh, kể cả s phát triển vũ bão của công nghệ. CMC Global tiếp tục “săn đónứng viên Java Developer tiềm năng với Chương trình tuyển dụng lập trình viên Java lớn nhất lịch sử CMC Global.

Tìm hiểu thêm tại: https://s2k.cmcglobal.com.vn/javashow2022. 

————————————- 

? Đơn vị tổ chức: ??? GLOBAL    

? Đối tác đồng tổ chức và bảo trợ truyền thông: ????? – Cộng đồng chia sẻ kiến thức và học tập về CNTT với nhiều nội dung đa dạng, hữu ích dành cho Engineers tại Việt Nam. 

 

Copy link
Powered by Social Snap